-
Kết quả là 50/100 hoặc 75/100 bệnh không được trị đúng phép. Chỉ trị ngọn chứ không trị gốc. Một số bác sĩ thường chê các đông y sĩ là dùng những thuyết bí biểm để lòe bệnh nhân: "Nào là tại hỏa nó bốc cho nên nhức đầu; nào là chân thủy hư, phải bổ kim để sinh thủy, mà kim tức là phế, vậy phải bổ phổi; nào là âm thắng dương, hoặc dương thắng âm, cho nên sinh bệnh…";
Kết quả là 50/100 hoặc 75/100 bệnh không được trị đúng phép. Chỉ trị ngọn chứ không trị gốc. Một số bác sĩ thường chê các đông y sĩ là dùng những thuyết bí biểm để lòe bệnh nhân: "Nào là tại hỏa nó bốc cho nên nhức đầu; nào là chân thủy hư, phải bổ kim để sinh thủy, mà kim tức là phế, vậy phải bổ phổi; nào là âm thắng dương, hoặc dương thắng âm, cho nên sinh bệnh…";
nhưng chính các bác sĩ đó cũng không hơn gì các ông lang, và những danh từ của họ dùng tuy mới mẻ hơn, "Hypertension – Hypotension – Insuffisance d’adrénaline"… có vẻ khoa học hơn, nhưng cũng chẳng giảng được đích xác nguyên nhân của bệnh.
Trị ngọn như vậy thì cũng có một số ít bệnh nhân vì tin ở thuốc mà thấy dễ chịu trong một thời gian, nhưng rồi sau bệnh trở lại, lâu thành kinh niên, tốn không biết bao nhiêu tiền vào thuốc, chỉ làm giàu cho các nhà bào chế. Bệnh ợ chua chẳng hạn mà bây giờ tôi biết chắc rằng 100 lần có 99 lần do xúc động gây ra, các ông bác sĩ cho là tại bao tử đau dư nước chua (hyperchlorhydrie) và để cho tan nước chua đó đi, người ta cho uống thứ muối kiềm (sel alcalin) như bicarbonate de soude, do bác sĩ thiếu kinh nghiệm, thiếu lương tâm, trị bậy mà mắc thêm một bệnh khác nữa, tiếng Pháp gọi là maladie iatrogénique (iatros = y sĩ, ghénésis = tạo ra), nghĩa là bệnh do y sĩ tạo ra.
Tôi đã một lần suýt bị một thứ bệnh như vậy. Tôi đau bao tử, lại một bác sĩ kể bệnh xong rồi đưa những toa cũ của các bác sĩ trước cho ông coi. Có lẽ ông ấy nghĩ rằng trị đủ các phương về bao tử rồi mà không hết thì có thể là bao tử không đau mà gan mới đau. Ông ấy nắn gan rồi hỏi tôi:
Từ trước ông có bị sốt rét lần nào không?
Tôi thực tình đáp:
- Mươi năm trước tôi làm việc ở miền Cà Mau có bị bệnh đó, nhưng bệnh nhẹ thôi, trị ít lâu thì hết. Mới mấy năm trước, tản cư ở Đồng Tháp Mười, trong một mùa nước, bị trong nửa tháng, về thành tôi đã rán trị và hai ba năm nay không lên cơn nữa.
Ông ấy bảo:
- Bệnh đó khó hết lắm. Ông vẫn còn nọc sốt rét trong người, gan ông yếu.
Rồi ông ấy cho tôi một hộp Quinimax.
Chích hết nửa hộp, tôi chỉ thấy mệt, khó chịu, nóng hầm hập trong người, lại hỏi ông ấy, ông ấy bảo cứ tiếp tục chích hết hộp đi, nhưng tôi không dám tin, nghỉ thuốc một tuần thì hết cảm giác hầm hập trong người; nếu nghe lời ông ấy mà chích hết hộp đó, rồi có lẽ thêm hộp khác, thì có thể là tôi đã mang thêm một maladie iatrogénique rồi.
NGUYỄN HIẾN LÊ
Nguyễn Hiến Lê (1912–1984) là một nhà văn, dịch giả, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục và hoạt động văn hóa độc lập, với 120 tác phẩm sáng tác, biên soạn và dịch thuật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, văn học, ngữ học, triết học, lịch sử, du ký, gương danh nhân, chính trị, kinh tế,...
"...Tôi sinh ngày 20 tháng 11 ta, giờ Dậu, năm Tân Hợi (nhằm ngày 8 tháng 1 năm 1912). Đổi ra bát tự để lấy lá số Tử Bình hay Hà Lạc thì tôi sinh năm Tân Hợi, tháng Tân Sửu, ngày Quý Mùi, giờ Tân Dậu".
Nguyễn Hiến Lê quê ở làng Phương Khê, phủ Quảng Oai, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc huyện Ba Vì, Hà Nội). Thân phụ ông tên Nguyễn Văn Bí, hiệu Đặc Như, là con trai út của một nhà Nho. Thân mẫu ông tên Sâm, làng Hạ Đình (nay thuộc Hà Đông).
Xuất thân từ một gia đình nhà Nho, ông học tại Hà Nội, trước ở trường Yên Phụ, sau lên trường Bưởi.
Năm 1934, ông tốt nghiệp trường Cao đẳng Công chính Hà Nội rồi vào làm việc tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ, bắt đầu quãng đời nửa thế kỷ gắn bó với Nam bộ, gắn bó với Hòn ngọc Viễn Đông.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông thôi làm ở sở, đi dạy học ở Long Xuyên. Năm 1952 chuyển lên Sài Gòn mở nhà xuất bản và biên dịch sách, sáng tác, viết báo.
Những năm trước 1975 và cả trong thời gian sau này, Nguyễn Hiến Lê luôn là một cây bút có tiếng, viết miệt mài và là một nhân cách lớn.
Trong đời cầm bút của mình, đến trước khi mất, ông đã xuất bản được hơn một trăm bộ sách, về nhiều lĩnh vực: văn học, ngôn ngữ học, triết học, tiểu luận phê bình, giáo dục, chính trị, kinh tế, gương danh nhân, du ký, dịch tiểu thuyết, học làm người... Tính ra, số bộ sách của ông được xuất bản gần gấp 1,5 lần số tuổi của ông và tính từ năm ông bắt đầu có sách in (đầu thập niên 1950), trung bình mỗi năm ông hoàn thành ba bộ sách với 800 trang bản thảo có giá trị gửi tới người đọc.
Trong một số tác phẩm của mình, Nguyễn Hiến Lê đề bút danh Lộc Đình. Ông kể: "gần ngõ Phất Lộc có một cái đình không biết thờ vị thần nào mà kiến trúc rất đơn sơ. Hai cánh cửa gỗ luôn đóng kín, trên mái cổng tam quan có đắp một bầu rượu khá lớn nằm giữa hai con rồng uốn khúc châu đầu vào. Thuở bé, tôi được theo bà ngoại vào đình mấy lần, tôi thấy bên trong là một khoảng sân rộng vắng ngắt. Tuy vậy, mà quang cảnh lạnh lẽo trầm mặc thâm u của ngôi đình bỗng nhiên len sâu trong tâm tư tôi những khi ngồi học trong lớp, hoặc những khi tôi đến chơi nơi nào đông vui là tôi lại chạnh nghĩ đến ngôi đình, nhớ đến bà ngoại tôi. Nhất là sau ngày cha tôi và bà ngoại tôi vĩnh viễn ra đi trong cái ngõ hẹp tối tăm ấy..." và "Bút danh Lộc Đình tôi dùng ký dưới một bài văn ngắn từ hồi trẻ... Lộc là ngõ Phất Lộc, còn Đình là cái đình ấy."
Năm 1980 ông về lại Long Xuyên. Cùng năm ông bắt đầu viết Hồi ký Nguyễn Hiến Lê, đến tháng 9 năm 1980 thì hoàn thành. Đồng thời ông tách những đoạn nói về văn nghiệp ra riêng, sửa chữa, bổ sung và biên tập lại thành cuốn sách Đời viết văn của tôi. Tác phẩm này được sửa chữa xong vào năm 1981, sau đó sửa chữa thêm và hoàn chỉnh vào năm 1983.
Ông lâm bệnh và mất lúc 8 giờ 50 phút ngày 22 tháng 12 năm 1984 tại Bệnh viện An Bình, Chợ Lớn, Thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 73 tuổi. Linh cữu của ông được hỏa thiêu vào ngày 24 tháng 12 năm 1984 tại đài thiêu Thủ Đức.
Việc hỏa táng và làm tang lễ, ma chay đơn giản là ý nguyện của Nguyễn Hiến Lê lúc sinh thời. Trong một bức thư gửi nhà thơ Bàng Bá Lân đề ngày 18 tháng 7 năm 1981 ông từng viết:
"Thời xưa mong giữ được mộ 100 năm, thời nay tôi sợ không được vài chục năm. Cho nên tôi tính chết thì hỏa táng, đỡ thắc mắc cho con cháu ở xa. Và cúng giỗ, tôi cũng bảo dẹp bớt đi ! Không ngờ cái tục lệ thiêng liêng mấy nghìn năm của mình bây giờ chỉ trong có mấy năm mà thay đổi hẳn. Ngay cả tâm trạng của mình cũng thay đổi nữa !”
Sau khi hỏa thiêu, di cốt của ông được đem về chôn cất trong khuôn viên nhà bà Nguyễn Thị Liệp (người vợ thứ hai của ông) ở thành phố Long Xuyên. Năm Kỷ Mão (1999), bà Liệp tạ thế và được an táng trong khuôn viên chùa Phước Ân ở Rạch Cai Bường (thuộc xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp), thì tro cốt của ông cũng được đặt bên trên phần mộ của bà.
No comments:
Post a Comment